Mùa tết ăn thế nào cho an toàn

An toàn thực phẩm mùa tết luôn là tâm điểm khi đến các mùa lễ hội. Lý do là vì càng gần tết thì nhu cầu thực phẩm càng cao. Lượng cầu cao khiến lượng cung ứng không kiểm soát được thực phẩm. Một mặt khác là gần đây các nguồn hàng từ Trung Quốc đưa sang với giá rất rẻ. Tuy nhiên, nguồn hàng này có chứa nhiều chất độc hại. Một số nguồn còn là thịt thối đã được đông lạnh nhiều năm. Vì vậy, để bào đảm an toàn thì chúng ta nên mua ở các siêu thị lớn và uy tín. Không nên vì ham giá rẻ mà tự gây bệnh cho bản thân.

cach-lam-thit-bo-kho-nguyen-mieng

An toàn thực phẩm mùa Tết – Thấy chế biến là không muốn ăn

Tại những địa chỉ sản xuất mứt mất vệ sinh trên địa bàn TPHCM mà báo chí đã nêu đích danh trong thời gian qua, việc sản xuất, gom hàng thực phẩm tết vẫn diễn ra khá tấp nập.

Ngay tại khu cư xá đường sắt nhiều lò mứt thủ công đang hoạt động vô cùng nhộn nhịp hàng chục hộ dân nhộn nhịp lột vỏ me, ai cũng mồ hôi nhễ nhại. Me sau khi lột được vứt vội vào rổ hoặc thau nhựa để trên nền đất cát bụi. Một số nam thanh niên mình trần, hì hục làm việc trong những căn nhà lụp xụp, cửa mở he hé.

Một người dân chuyên vận chuyển me, sầu riêng, mãng cầu… cho một số lò sản xuất mứt tại TPHCM, cho biết: “Hầu hết trái cây được chuyển đến các lò mứt đều chưa chín, có cả trái non. Muốn ép chín, tẩy trắng sản phẩm, các chủ lò chỉ việc dùng hóa chất bán tại chợ Kim Biên”

Dạo qua các sạp chuyên doanh hàng mứt tết, củ kiệu, lạp xưởng… tại chợ Bình Tây (quận 6), chợ Bến Thành (quận 1), chợ Nhật Tảo (quận 10), người tiêu dùng như lạc vào ma trận, với đủ lời chào mời “có cánh” của người bán.

Tại chợ Bình Tây, các mặt hàng thực phẩm muối chua làm sẵn bày bán khá nhiều, tràn ra hai bên hông khu vực chuyên doanh rau củ. Sản phẩm này được chứa trong những chậu nhôm, nhựa không che chắn bụi và ruồi. Đáng nói, đây là loại thực phẩm dùng ngay, không sơ chế lại, nên việc bày bán như vậy có nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Màu sắc thực phẩm cực kỳ hấp dẫn, củ kiệu, ngó sen trắng tươi, khi ăn có vị giòn tan; rau chua thập cẩm đủ màu xanh, đỏ, vàng… Do vậy người tiêu dùng không khỏi hoài nghi có sử dụng các loại hóa chất.

Việc sử dụng các sản phẩm là vô tình tiếp tay cho việc sản xuất các sản phẩm không đảm bảo vệ sinh. Điều này sẽ ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm mùa Tết cho chúng ta và người thân.

Thực phẩm mùa giáng sinh có an toàn không?

An toàn thực phẩm mùa giáng sinh rất ít khi được chú ý đến. Đây là mùa vui chơi và quây quần bên gia đình. Chính vì vậy luôn có sự lơ là trong việc kiểm soát thực phẩm. Giáng sinh thường thức ăn rất đa dạng. Tuy nhiên, nhiên liệu nấu mới là điều đáng nói. Khi mà lượng cầu lớn như vậy thì việc kiểm soát chặt chẽ tất cả các nguồn là điều không thể. Vì vậy, chúng ta phải chọn nguồn thực phẩm đáng tin tưởng như các siêu thị hoặc các trung tâm mua sắm lớn sẽ tốt hơn là ra chợ.

An toàn thực phẩm mùa giáng sinh – Ngộ độc rượu

Ở các nước phương Tây, hầu hết mọi người sẽ thưởng thức 1 hoặc 2 ly rượu vào dịp lễ Giáng sinh tuy nhiên ở Việt Nam có những người thường nhân dịp lễ này tổ chức nhậu nhẹt và uống rất nhiều rượu. Điều này khiến họ gặp các vấn để nguy hiểm như ngộ độc rượu. Việc ngộ độc rượu có thể dễ dàng xảy ra khi uống quá nhiều rượu trong một thời gian ngắn. Uống quá nhiều rượu có thể ảnh hưởng đến hô hấp, nhịp tim và có khả năng dẫn đến hôn mê và tử vong.

Các dấu hiệu ngộ độc rượu thường thấy:

– Bất tỉnh, gọi hỏi không biết.

– Co giật.

– Da, môi, móng tay tím tái hoặc nhợt, lạnh.

– Đại tiện, tiểu tiện ra quần

– Nhìn mờ, nhìn một vật thành hai, rối loạn cảm nhận về màu sắc

Khi có người bị ngộ độc rượu tốt nhất nên gọi cấp cứu để đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Ngoài ra, cần phải cung cấp đầy đủ thông tin cho các nhân viên y tếvề các loại rượu, số lượng uống và thời gian mà người ngộ độc rượu uống. Không nên để người bị ngộ độc rượu nằm bất tỉnh một mình. Trong khi chờ đợi để được giúp đỡ, không cố gắng để làm cho người bị ngộ độc rượu nôn. Có những người đã bị ngộ độc rượu có thể bị sặc chất nôn của chính họ hoặc vô tình hít chất nôn vào phổi, gây tổn thương phổi và dẫn tới tử vong.Hãy hạn chế sử dụng rượu để đảm bảo an toàn thực phẩm mùa giáng sinh cả nhà nhé.

Bánh tráng trộn có an toàn vệ sinh không?

Đây là món ăn rất dân dã và hấp dẫn giới trẻ. Tuy nhiên, an toàn thực phẩm đường phố đối với món này thì cực kém. Trước tiên, ta nói về các nguyên liệu. Bánh tráng mua không rõ nguồn gốc về được cắt ra. Sau đó các loại nước sốt được làm sẵn ỡ chợ kim biên. Ngoài ra, khô bò làm sẵn tẩm hóa chất để khô bò mau mềm. Cho thêm một ít các nhiên liệu phụ gia khác như bột nêm, bột ngọt, bánh snack Trung Quốc, và xoài chua. Vì vậy, nếu bạn muốn ăn món này thì tốt nhất là nên tự làm.

Nguy cơ ô nhiễm của thức ăn đường phố và các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố

Thức ăn đường phố là loại thực phẩm được chế biến dùng để ăn ngay, uống ngay, thường được bán rong trên đường phố hoặc bày bán tại nơi công cộng.

Thức ăn đường phố vô cùng tiện lợi đối với người tiêu dùng, đặc biệt là đối với những người quá bận rộn với công việc, không sắp xếp thời gian cho việc nội chợ. Tuy nhiên, thức ăn đường phố tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm cao do các nguyên nhân như  người bán thiếu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố, các cơ quan chức năng chưa kiểm soát hết được các đối tượng bán thức ăn đường phố, môi trường đường phố bị ô nhiễm vì bụi do các phương tiện giao thông và nhiều yếu tố khác…

Các cơ sở bán thực phẩm đa phầnthiếu điều kiện vệ sinh môi trường như nước sạch, phương tiện bảo quản; thức ăn không được che đậy, bảo quản cẩn thận hoặc dụng cụ che đậy, bảo quản không đúng quy định nên dễ bị lây nhiễm chéo hoặc bị các yếu tố bên ngoài tác động.

Theo các quy định về vệ sinh thức ăn đường phố, ít nhất các hàng quán đường phố phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

  • Phải đảm bảo đủ nước sạch để vệ sinh và chế biến thức ăn.
  • Có dụng cụ riêng gắp thức ăn chín.
  • Không để lẫn thức ăn chín và sống.
  • Nơi chế biến thực phẩm phải sạch, cách biệt nguồn ô nhiễm (cống rãnh, rác thải, công trình vệ sinh, nơi bầy bán gia súc, gia cầm…).
  • Người làm dịch vụ chế biến thức ăn phải được chứng nhận đủ sức khỏe trước khi tham gia kinh doanh thức ăn đường phố và khám định kỳ 6 tháng/lần, được xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền.
  • Phải có tạp dề, khẩu trang, mũ khi bán hàng.
  • Không sử dụng các chất phụ gia và phẩm màu không được phép sử dụng cho thực phẩm.
  • Thức ăn phải được bày bán trên giá cao hơn 60 cm, thức ăn chín phải được bày bán trong tủ kính, thức ăn phải được bao gói hợp vệ sinh và có dụng cụ chứa đựng chất thải.